HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TỦ NẤU CƠM VIỆT NAM
Hướng dẫn vận hành tủ nấu cơm Việt Nam
I. Lắp đặt
Trước khi tiến hành lắp Quý khách cần kiểm tra kỹ hệ thống điện sẵn có của mình.
– Đối với khách hàng sử tủ nấu cơm Việt Nam điện áp 220V/50Hz (1 pha) Quý khách cần chuẩn bị một đường điện riêng có Aptomat chờ tại vị trí đặt tủ theo thông số sau:
Điện áp | : 220V/50Hz (1 pha) |
Tiêu chuẩn dây cấp nguồn 1 pha | : Dây đôi lõi đồng 8-10mm |
Tiêu chuẩn Aptomat | : Aptomat 1 pha 63A |
Công suất điện của tủ | : 12Kw |
Lưu ý: Aptomat tổng và đồng hồ ngoài cột của quý khách tối thiểu phải là loại 63A
– Đối với khách hàng sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp Việt Nam điện áp 380V/50Hz (3 pha) Quý khách cần chuẩn bị một đường điện có Aptomat chờ tại vị trí đặt tủ theo thông số sau:
Điện áp | : 380V/50Hz (3 pha) |
Công suất tiêu thụ của tủ | : 12Kw |
Tiêu chuẩn dây cấp nguồn 3 pha | : Lõi đồng 4x6mm |
Tiêu chuẩn Aptomat | : Aptomat 3 pha 63A |
Lưu ý: Đối với tủ nấu cơm Việt Nam sử dụng điện 380V/50Hz Quý khách cần cấp cả nguồn dây mát (3 pha 4 dây) cho tủ để chạy hệ thống điều khiển.
2. Lắp đặt đường cấp nước
Quý khách kiểm tra phía sau lưng tủ sẽ có một ống chờ ở phía sau lưng tủ, Quý khách vui lòng chuẩn bị một đường cấp nước trực tiếp từ bể nước.
Lưu ý: Đường cấp nước cần được mở liên tục và phải được nối từ bể nổi và đặt cao hơn tối thiểu 1,5m so với mặt bằng vị trí đặt tủ. Việc cấp nước cho tủ nấu cơm Việt Nam bị gián đoạn có thể gây cháy thanh nhiệt.
3. Lắp đặt tiếp mát
– Đối với tất cả sản phẩm Tủ nấu cơm Việt Nam đều cần được làm dây tiếp mát để đảm bảo An toàn tối đa cho người sử dụng.
– Quý khách đóng 1 cọc sắt dài từ 20cm trở lên xuống nền đất ẩm sau đó dùng một dây điện nhỏ (dây đơn) có tiết diện khoảng 1mm. Một đầu dây bắt vào vị trí đấu nối đất (sau lưng tủ – trong ảnh) một đầu bắt chặt vào cọc sắt vừa đóng.
- Vận hành
- Kiểm tra an toàn
Sau khi lắp đặt hệ thống điện và nước quý khách tiến hành mở van nước để cấp nước vào tủ. Quý khách kiểm tra khi nước ngập qua thanh nhiệt 4cm-6cm là đạt yêu cầu.
Quý khách lưu ý trong bồn chứa nước của tủ nấu cơm Việt Nam:
- Phao cấp nước làm nhiệm vụ đóng ngắt khi nước trong bồn thiếu hoặc đầy nước
- Thanh nhiệt làm nhiệm vụ sinh nhiệt để cấp hơi nước và nhiệt cho tủ
Lưu ý: Trước khi vận hành cần kiểm tra đường cấp nước đảm bảo nước ngập thanh nhiệt và van cấp nước vận hành bình thường trước khi chạy.
II. Vận hành
BẢNG ĐIỀU KHIỂN TỦ NẤU CƠM VIỆT NAM | |
SỐ 1 | ĐÈN BÁO HOẠT ĐỘNG, ĐÈN SÁNG KHI THANH NHIỆT ĐANG CHẠY |
SỐ 2 | ĐÈN BÁO NGUỒN, ĐÈN SÁNG KHI CÓ ĐIỆN CẤP VÀO TỦ |
SỐ 3 | APTOMAT, KHI BẬT TỦ SẼ HOẠT ĐỘNG |
SỐ 4 | NÚM ĐẶT THỜI GIAN, ĐẶT THỜI GIAN NẤU TỪ 10 PHÚT ĐẾN 120 PHÚT. ĐỦ THỜI GIAN ĐẶT TỦ SẼ NGỪNG HOẠT ĐỘNG |
SỐ 5 | NÚM ĐẶT NHIỆT ĐỘ, ĐẶT NHIỆT ĐỘ HẤP – KHI ĐỦ NHIỆT ĐỘ TỦ SẼ TỰ NGẮT ĐIỆN VÀ KHI NHIỆT ĐỘ THẤP HƠN MỨC NHIỆT ĐÃ ĐẶT TỦ SẼ TỰ CẤP ĐIỆN LẠI ĐỂ CHẠY |
Bước 1: Sau khi đã cấp nước đủ ta bật aptomat tổng cấp nguồn cho tủ. Đèn số 2 sẽ bật sáng báo hiệu tủ đã được cấp điện.
Bước 2: Vặn núm Số 4 để đặt thời gian hấp mong muốn.
Lưu ý: Với mẻ hấp đầu tiên bạn cần công thêm thời gian tủ hoạt động để nước sôi. Do đó mẻ đầu tiên cần đặt thời gian lâu hơn so với các mẻ hấp sau. Ví dụ bạn cần hấp xúc xích thời gian hấp là 15 phút, từ khi tủ bắt đầu hoạt động đến khi nước trong bồn sôi là 25 phút thì mẻ đầu tiên bạn cần đặt thời gian là 15+25=40 phút. Hoặc bạn có thể đặt thời gian là 40 phút khi nước sôi bạn tắt aptomat Số 3 sau đó đặt thời gian hấp ở chuẩn ở các mẻ bằng núm Số 4 (Trường hợp này ví dụ sẽ đặt lại thời gian là 15 phút)
Bước 3: Vặn núm Số 5 để đặt mức nhiệt mà bạn cần đặt để hấp. Giả sử nếu bạn đặt nhiệt độ hấp là 80 độ C thì khi nhiệt độ trong tủ vượt trên 80 độ C thì tủ sẽ tự ngắt điện, khi nhiệt độ trong tủ dưới 80 độ C thì tủ sẽ tự cấp lại điện cho thanh nhiệt.
Lưu ý: Khi hấp mẻ đầu tiên bạn cần vặn núm Số 5 để mức nhiệt khoảng 120 độ C để nước trong bồn sôi nhanh. Khi chuẩn bị đưa sản phẩm vào hấp thì bạn tiến hành vặn núm Số 5 về mức nhiệt bạn cần để hấp.
Bước 4: Sau khi cài đặt xong các thông số bạn bật Aptomat Số 3 để tủ hoạt động. Khi đủ thời gian bạn đặt Aptomat số 3 sẽ dập xuống, ngắt toàn bộ điện cấp cho thanh nhiệt. Để hấp mẻ tiếp theo bạn kiểm tra lại các thông số nhiệt độ và thời gian đã đặt sau đó bật lại Aptomat Số 3 để hấp mẻ tiếp theo.
III. Các chú ý về vận hành và xử lý các sự cố cơ bản
– Trong trường hợp tủ bị rò hơi ra mép cánh cửa phía tay khóa bạn cần chỉnh ốc tay khóa để tăng hoặc giảm độ kín của cánh cửa (Ảnh phía dưới).
– Nếu hơi bị rò phía bản lề bạn cần nới lỏng ốc bản lề SỐ 1 bắt vào thân tủ để điều chỉnh bản lề ép chặt cánh cửa vào tủ hoặc ngược lại.
– Phía sau tủ có các van xả hơi thừa, trong quá trình hoạt động sẽ có hơi nước thoát qua van này. Việc thoát hơi qua hai van này là điều hoàn toàn bình thường và nằm trong thiết kế. Tuyệt đối không được bịt kín các van này, để thuận tiện bạn nên bố trí tủ ở nơi thoáng để việc thoát hơi được tốt.
LƯU Ý: NẾU TỦ HẤP CỦA BẠN CÓ CHỨC NĂNG SỬ DỤNG GAS THÌ CẦN LƯU Ý SỬ DỤNG VAN GAS GIA ĐÌNH. TUYỆT ĐỐI KHÔNG SỬ DỤNG VAN GAS CÔNG NGHIỆP. CÁC THAO TÁC VỚI HỆ THỐNG GAS SẼ GIỐNG NHƯ THAO TÁC BẬT TẮT VỚI BẾP GA THÔNG THƯỜNG.